Không riêng gì ở nước ta, rất nhiều các nước có tết trung thu truyền thống lớn, mỗi năm đến ngày này được tổ chức náo nhiệt. Tuy nhiên, sẽ tuỳ thuộc vào mỗi nước sẽ có những bản sắc phong tục tập quán riêng trong ngày tết trung thu. Nếu bạn muốn biết hãy cùng tôi tìm hiểu sau bài viết này nhé!
1. Ngày tết trung thu tại Việt Nam
Đến hằng năm ngày rằm âm lịch (15/08) mọi người ai cũng háo hức đón tết trung thu, thời điểm ấy mặt trăng tròn và chiếu sáng nhất khắp mọi nơi.
Đây được xem là một trong những ngày lễ tết của các em thiếu nhi, cho nên vào ngày này người lớn thường dành tặng cho các em nhỏ những món quà hay những chiếc lồng đèn có hình dạng như: hình ngôi sao, con cá, đầu sư tử, con gà, ... Khắp đường xá khá nô nức nhộn nhịp, không chỉ thế mà tổ chức múa lân đánh trống tưng bừng đông vui, những đứa bé tạo thành một nhóm múa lân đi đến từng nhà trong xóm, ai cũng sẽ tận mắt chứng kiến nhưng điệu múa lân đẹp mắt, khi đi múa từng nhà sẽ được mỗi nhà thưởng cho nhóm một chút ít tiền để lấy lại sự mai mắn.
Bên cạnh đó các em nhỏ hăng hái tham gia các chương trình văn nghệ hấp dẫn vui tươi, mọi người trong gia đình quay quần bên nhau rồi chia sẻ niềm vui trong khu xóm. Các cô chú nông nhân tạm gác ngang những công việc bận rộn đồng áng của mình để cùng nhau thưởng thức ánh trắng, gửi cho nhau những câu chúc lời hay ý đẹp.
Sự chuẩn bị khéo léo mâm cổ để dâng lên cúng cung Trăng, tại Việt Nam được tượng trưng cho 5 loại được thể hiện cho ngũ hành trong trái đất chẳng hạn như: bánh trung thu nướng, bánh trung thu dẻo ( với nhiều hương vị khác nhau của 5 loại).
Thông thường chủ yếu 2 loại bánh trung thu đặc trưng ngày tết Trung thu là bánh dẻo và bánh nướng, bề ngoài bánh có dạng hình vuông và tròn thể hiện mặt trời mặt đất bình yên thuận hoà. Hương vị của chiếc bánh cũng khá đặc biệt từ bên ngoài lẫn tính chất bên trong, bánh nướng có màu vàng óng ánh còn bánh dẻo màu trắng đục hương thơm không cần phải bàn. Khi thưởng thức bánh trung thường dẻo kết hợp với trà xanh nóng ( trà đậm đặc ) tạo cảm giác thơm ngon mà không ngán.
2. Ngày tết trung thu tại Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc thường gọi Chusok ( theo nghĩa đen đó là đêm mùa thu), một ngày trong năm có buổi tối ánh trăng đẹp lung linh nhất. Mặc khác, đối với ngày tết trung thu Hàn Quốc diễn ra vào mùa thu là mùa gặt hát thu hoạch, cho nên còn mang ý nghĩa là hội mùa. Đến ngày lễ, mọi người dân đều chuẩn bị các loại thực phẩm thu hoạch đã gặt hát được như: rau, củ, quả, thịt, cá, bánh gạo,...tạo thành món bánh, món ăn dâng cúng tổ tiên.
Bạn đã bao giờ thấy bánh trung thu Hàn Quốc, bạn sẽ thấy bánh có sự khác biệt rõ rệt đối với Việt Nam từ kiểu dáng và cách làm cũng không giống nhau. Tên gọi của bánh trung thu Hàn Quốc là Songpyeon, có hình dạng như ánh trăng khuyết mà không phải hình dạng vuông hay tròn như các bánh trung thu các nước Châu Á.
Giải thích của người Hàn Quốc bởi có lúc cuộc đời con người thay đổi như ánh trăng đâu chỉ tròn có lúc khuyết, có sự thay đổi đạt đến sự hoàn mỹ hơn.
Thành phần bánh trung thu Hàn Quốc ( Songpyeon) cũng khá dễ kiếm tìm như bột gạo, đậu xanh, đường và sẽ không thiếu là lá thông. Màu sắc của bánh được kết hợp đa dạng như màu trắng, xanh đậm, đỏ, vàng, hồng....
3. Ngày tết trung thu tại Trung Quốc
Vào đầu thế kỷ thứ 8, từ thời Đường Huyền Tông tại Trung Quốc đã có ngày tết Trung Thu. Vào dịp tết này, người trung hoa chỉ thường ngắm trăng nhâm nhi uống rượu nên còn có tên gọi khác tết ngắm trăng.
Nhiều năm trôi qua, ngày này được xem là ngày tết Đoàn Viên, người Trung Hoa luôn xem trọng sự sum họp quây quần bên gia đình vào dịp lễ này. Đến với ngày tết đoàn viên, tất cả người thân đều sắp xếp thời gian trở về cùng với nhau bên mâm cơm, trò chuyện tận hưởng không khí hạnh phúc ấm áp gia đình đoàn tụ sum vầy.
Trên mâm cổ người Trung Hoa chẳng thể thiếu loại bánh mooncake, bánh mang hình dạng tròn thể hiện sự hạnh phúc trọn trịa viên mãn gia đình đoàn kết.
Hương vị bánh cũng gần giá giống với ở Việt Nam, thành phần nhân đủ loại các nguyên liệu như hạt sen, trứng muối, đậu xanh, hạt dưa, lạp xưởng, mè, bí,...bánh sẽ được nướng thơm ngon và rồi cùng nhau thưởng thức.
Bên cạnh đó, đối với ngày tết này cũng dành cho các em thiếu nhi, tổ chức vui chơi đèn ánh sao, tham gia múa lân rất vui nhộn trong đêm trăng trung thu.
4. Ngày tết trung thu tại Nhật Bản
Tại Nhật bản, ngày tết trung thu đã có từ 1000 năm trước được xem là lễ hội truyền thống. Ngày tết trung thu ở Nhật Bản vào buổi tối đêm trăng tròn và sáng nhất.
Lịch âm không còn sử dụng ở Nhật, tuy nhiên tết trung thu mỗi năm luôn được tổ chức linh đình. Ngày lễ hội được người Nhật chuẩn bị những món ăn truyền thống, chủ yếu là món bánh Tsukimi dango là loại bánh nếp có hình dáng nhỏ và tròn thể hiện ánh trăng sáng nhất, mọi người sẽ cùng ăn bánh rồi ngắm thưởng ánh trăng đêm đó.
Món bánh đặt biệt của Nhật Tsukimin dango như hình dáng món bánh trôi nước giống ở Việt Nam nhưng khác là bánh sẽ được nướng sơ có độ giòn thơm ngon nóng hỏi. Khi thưởng thức bánh, mọi người bổ sung phía trên một chút mật đường ngon ngọt. Bánh sẽ được đặt vị trí trang trọng phía trên chiếc kệ nhỏ ngay hiên nhà, phù hợp vừa ngắm trăng vừa ăn bánh thưởng thức nhâm nhi. Bên cạnh món bánh đặc biệt Tsukimi dango, sự góp mặt không thể thiếu một số loại thực phẩm ở Nhật là: khoai lang, hạt dẻ, những loại mì như soba, ramen...
Các trẻ em nơi đây được cha mẹ mua sắm những chiếc đèn lồng cá chép cùng nhau rước đèn trong đêm trăng. Ở Nhật đèn lồng cá chép được biểu trưng cho lòng can đảm, chủ yếu là ở các bé trai.
5. Ngày tết trung thu tại Singapore
Tạt đất nước Singapore cũng có ngày tết trung thu được xem là thời điểm đặc biệt lý tưởng tất cả mọi người gửi đến lời chúc tốt đẹp kèm theo là những món quà ý nghĩa dành đến người thân, bạn bè và các đối tác kinh doanh. Món quà ý nghĩa được dành tặng là bánh Trung thu chủ yếu nhất.
Hình dạng bánh trung thu đất nước Singapore tương đối giống với bánh trung thu ở Việt Nam, tuy nhiên mỗi nước sẽ có hương vị bên trong bánh hoàn toàn khác. Nơi đây được chế biến khá lạ những chiếc bánh trung thu như: chiếc bánh trung thu dẻo kết hợp nhân trà xanh; bánh trung thu nướng kết hợp nhân sầu riêng, nhân bí đỏ. Vỏ bột bánh trung thu dẻo biến tấu hơn không chỉ màu trắng nét truyền thống mà thay vào đó đủ loại đa màu sắc.
Bên cạnh đó ngày tết trung thu tại Singapore cũng mang một số nét đặc điểm giống Tết Trung thu Trung Hoa. Địa điểm khu phố người Hoa sinh sống ở Singapore hằng năm thường xuyên tổ chức Tết Trung thu nhộn nhịp. Đến nơi đây, người dân khu này bán đèn lồng và một số các vật dụng liên quan tới ngày Trung thu. Tuy nhiên, trước ngày tết thường đã được bày bán.
6. Ngày tết trung thu tại Malaysia
Ngày rằm tháng 8 thường người dân Malaysia làm bánh trung thu và chuẩn bị thắp đèn lồng chào mừng Tết Trung thu. Bánh Trung thu được bán nhiều nơi trên mọi vùng miền Malaysia khi đến ngày tết. Không thể thiếu những hoạt động vui chơi nhộn nhịp, văn hóa sôi động chẳng hạn múa lân, múa sư tử không khí trở nên tưng bừng lung linh trên đường phố.
7. Ngày tết trung thu tại Thái Lan
Đối với Thái Lan được xem là “lễ cầu trăng”, giống với đất nước Việt cũng tổ chức đúng vào ngày 15/8 (âm lịch). Buổi tối lễ cầu trăng, tất cả các lứa tuổi già trẻ gái trai tham gia háo hức lễ cúng trăng, sum họp ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên luôn cầu nguyện những điều tốt đẹp và mai mắn nhất.
Lễ nghi mâm quả tươm tất không thể thiếu bánh trung thu và quả đào trên bàn thờ cúng. Người dân Thái luôn tin rằng họ chuẩn bị mâm cúng Bát Tiên sẽ thay họ mang đào tới cung trăng nhằm chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên rồi ban thiện phước lành đến cho mọi người.
Ở Thái Lan bánh trung thu hình dạng giống trái đào. Ngày tết người dân Thái cũng hay ăn bưởi bởi vì đối với họ bưởi biểu trưng cho sự hạnh phúc viên mãn ngọt ngào.
8. Ngày tết trung thu tại Campuchia
Tại đất nước Campuchia tết trung thu sẽ tổ chức muộn hơn so với các nước châu Á khác. Ngày "lễ hội trăng rằm" được người dân Campuchia thường tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch. Lễ hội được gọi là Ok Om Pok, vào ban đêm bao gồm lễ vật như súp sắn, khoai, chuối, cốm dẹp, ..…
Vào buổi sáng sớm được người dân Campuchia sẽ tổ chức “bái nguyệt tiết” (đây là lễ hội vái lạy trăng) phong tục truyền thống với lễ vật cúng nguyệt sẽ bao gồm như: nước mía, hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt.
Vào ban đêm, tất cả mọi người sẽ dùng khay để đặt đồ cúng vào bên trong, rồi trước tiên đem đến đặt trên một chiếc chiếu lớn, đợi chờ trăng lên ngồi tại đó thành thơi. Ánh trăng nhô lên tới đầu cành cây, mọi người ai cũng thành tâm bái cầu nguyệt, cầu xin ban phước. Khi cầu nguyệt đã xong, trẻ con được người già lấy gạo nhét vào miệng cho đến khi không thể nào nhét vào được nữa. Hoạt động này nhằm cầu mong đem đến những điều tốt đẹp mang đến cho gia đình.
Người dân Campuchia tổ chức trong ngày lễ thường là cuộc thi thả đèn gió. Bởi vì, đèn gió thả bay lên cao sẽ mang ý nghĩa những ước mơ khát vọng, niềm tin đến thần mặt trăng, luôn mong muốn hạnh phúc viên mãn.
Tham khảo: Nguồn gốc tết trung thu và Ý nghĩa tết trung thu Việt Nam
9. Ngày tết trung thu tại Lào
“Nguyệt Phúc Tiết” (là tên lễ hội trăng phước lành) ngày tết trung thu đối với người dân Lào. Ngày này dù là già hay trẻ, gái hay trai đều được vui chơi ngắm trăng, thưởng nguyệt. Khi hoàng hôn đã buông xuống, chuẩn bị một màn ca múa hát thâu đêm cùng các chàng trai và cô gái.
10. Ngày tết trung thu tại Myanmar
Đối với Myanmar gọi là "Lễ trăng tròn" hay "Tiết quang minh" cũng là tên gọi ngày tết trung thu nơi đây. Buối tối trăng tròn, khắp mọi nơi nhà ai cũng đều thắp những chiếc đèn lồng đèn rực rỡ ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi trên thành phố, ngày lễ mọi người hân hoan đi xem trình diễn nhảy múa, xem phim, hài kịch và những hoạt động vui nhộn.
11. Ngày tết trung thu tại Philippines
Ngày tết trung thu tại Philippines thường là tổ chức bởi những người gốc Hoa đã sinh sống và làm việc ở đây ( giống như tổ chức tết trung thu giống Singapore). Ngày này, người gốc Hoa sống ở Philippines tổ chức tết trung thu thường làm bánh trung thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.
Bánh Hopia tên gọi bánh trung thu tại Philippines, bao gồm rất nhiều loại bánh tương tự bánh trung thu như là hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím); hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), ....
Ngoài ra, người dân Philippines tham gia các hoạt động trò chơi có tên là Xúc xắc trong ngày tết trung thu.
12. Ngày tết trung thu tại Triều Tiên
Tại Triều Tiên ngày tết trung thu còn gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Món bánh tượng trưng đất nước Triều Tiên trong dịp này là bánh nướng xốp (muffin).
Loại bánh muffin được cho vào lò nướng xốp có hình dạng như hình bán nguyệt ( ánh trăng khuyết), thành phần vỏ bánh là bột gạo, phía bên trong nhân thường là nhân đậu, mứt, táo,....
Khi trời gần tối người dân nơi đây cùng nhau ngắm trăng. Dưới ánh trăng rằm, họ chơi kéo co hoặc biểu diễn ca múa hát. Bên cạnh đó các nàng sẽ biểu diễn diện bộ trang phục đẹp nhất để tham gia ngày lễ tết.
----------
Đọc thêm các bài viết
- Tết trung thu là gì? Điểm đặc biệt Tết trung thu ở các nước Châu Á
- 8x 9x sẽ không quên các trò chơi dân gian trong dịp Tết trung thu
- Ở Nhật có bánh trung thu không? Bánh trung thu Nhật trông ra sao?