Nguồn gốc tết trung thu ở Việt Nam chắc hẳn thế bệ bây giờ ít ai còn biết đến. Qua bài viết cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết trung thu Việt Nam. Vào ngày Tết Trung Thu các gia đình thường quây quần bên mâm cơm. Và cùng thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon hấp dẫn.
Tết trung thu là ngày nào?
Tết trung thu là ngày mấy
Bạn có thắc mắc ngày máy là trung thu không? Vào ngày 14 - 15/8 âm lịch hàng năm, là khoảng thời gian trăng trên trời tròn nhất và sáng nhất. Công thêm đây cũng là khoảng thời gian ở các vùng quê vào mùa thu hoạch mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội lớn diễn ra.
Tết trung thu 2020 rơi vào ngày mấy dương lịch? Tết trung thu năm 2020 sắp đến gần, theo như bảng lịch vạn niên thì Tết trung thu năm nay (tức ngày 15/8 âm lịch) sẽ rơi vào thứ 5, ngày 1/10 dương lịch. Như vậy chắc bạn đã biết ngày bao nhiêu trung thu năm nay rồi đúng không nè? Hãy cùng chuẩn bị cho 1 ngày sum vầy tuyệt vời nhé!
Cùng tham khảo thêm: Tết trung thu là gì? Ngày trung thu là ngày bao nhiêu
Nguồn gốc Tết trung thu ở Việt Nam
Nhiều người bảo rằng Tết trung thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc của tết trung thu khác nhau.
Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng. Đây là nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết Trung Thu Việt Nam.
Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.
Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.
Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát.
Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình.
Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.Đây cũng chính là nguồn gốc tết Trung Thu ở Việt Nam.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng 8 là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng.
Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm Trung thu.
Đọc thêm: Tết trung thu bắt nguồn từ nước nào? Tìm hiểu nguồn gốc Trung Thu
Ý nghĩa Tết trung thu Việt Nam
Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Hoa.
Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Phong tục ngắm trăng
Còn ở Việt Nam, trăng là biểu trưng ý nghĩa của trung thu Việt Nam rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh thưởng nguyệt mà hòa mình vào đất trời.
Phong tục phá cỗ
Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau.
Nguồn gốc tết trung thu ở Việt Nam
Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cũng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.
Phong tục múa Lân
Tết trung thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Quốc múa lân vào dịp tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp tết trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.
Phong tục thưởng thức bánh trung thu
Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.
Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.
Tết trung thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong châu Á khác. Sau khi đã đi lý giải phong tục tết trung thu chắc hẳn mọi người đã biết được phần nào về nguồn gốc và ý nghĩa của tết Trung Thu Việt Nam.
Xem thêm: Các trò chơi trung thu tập thể mà 8x 9x không thể nào quên
Tết trung thu còn có tên gọi khác là gì?
Tên gọi khác của tết trung thu
Tết Trung Thu còn có các tên gọi khác như Tết Thiếu Nhi, Tết Trông trăng hay Tết Đoàn viên.
+ Tết thiếu nhi: dịp này là dịp các bé được người lớn tặng nào là đồ chơi, bánh kẹo… Vào những ngày này, các em sẽ được rước đèn lồng, vừa phá cỗ Trung Thu, hát những bài hát và vui chơi trung thu như múa Lân, múa Rồng hay chơi các trò chơi… các hoạt động dành cho trẻ em khá nhiều, hình ảnh chú Cuội, chị Hằng đúng ý nghĩa dành cho thiếu nhi. Vì vậy mà nó còn có tên là tết thiếu nhi.
+ Tết trông trăng: Vào ngày này, dân gian cũng thường làm những mâm cỗ Trung Thu và không thể thiếu những chiếc bánh trung thu. Trong dịp này mọi gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ Trung Thu, tâm tình, ngắm trăng nên từ đó, Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết trông Trăng.
+ Tết đoàn viên: tên gọi này bắt nguồn từ ý nghĩa của ngày tết trung thu bởi vào ngày này ai cũng mong muốn được trở về bên gia đình, được quây quần bên nhau, cùng chia sẻ những tâm sự, thưởng thức những miếng bánh trung thu thật nghĩa tình và ấm áp. Còn gì quý hơn những giây phút đó khi được về bên gia đình, được nhìn những đứa trẻ nô đùa khắp sân nhà với những chiếc đèn lồng lấp lánh, mọi hình ảnh tuổi thơ được hiện về, vì vậy mà cái tên ý nghĩa này được hình thành.
Như vậy qua bài viết chúng ta đã hiểu thêm về nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam cũng như ý nghĩa ngày Tết Trung Thu Việt Nam. Và đồng thời Thuận Phong đã giải đáp thắc mắc Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì? Hãy cùng tận hưởng một mùa trung thu thật ấm áp và ý nghĩa nhé!
-----------------
Tham khảo thêm bài viết: Tìm hiểu về các nước có Tết trung thu truyền thống nổi bậc