Tết trung thu không chỉ riêng gì đất nước Việt Nam chúng ta, đều có ngày tết trên khắp các nước Châu Á. Ngày tết trung thu được xem là ngày lễ quan trọng nên tổ chức nhộn nhịp linh đình. Chắc hẳn ai cũng biết đến ngày này nhưng đôi khi ít ai lại biết tết trung thu bắt nguồn từ nước nào. Bây giờ, hãy du hành xuyên thời gian và tìm hiểu tết trung thu bắt nguồn từ nước nào nhé!
Tết trung thu bắt nguồn từ nước nào?
Vào ngày rằm tháng 8 (âm lịch) mỗi năm là ngày lễ tết trung thu truyền thống cũng dành cho các bé thiếu nhi.
Đến ngày này các bé luôn háo hức đón tết nhộn nhịp, được người lớn thường sắm sửa các quà tặng đồ chơi trong đêm như: lồng đen ngôi sao, mặt trăng, đèn kéo quân, mặt nạ đáng yêu, tò he,...được thưởng thức món bánh trung thu nướng, dẻo.
Đến thời điểm này, việc xác minh chưa chắc chắn của ngày tết trung thu bắt nguồn từ đất nước Việt Nam hay truyền thuyết thời xưa của nền văn hoá Trung Quốc.
Được biết rõ nhất khi kể về 3 truyền thuyết chính, được người xưa kể lại ngày tết trung thu cổ truyền đó chính là: Nàng Hằng Nga, Sự tích chú Cuội gốc cây đa, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng.
Tham khảo thêm: Nguồn gốc tết trung thu và Ý nghĩa tết trung thu Việt Nam
Từ hình ảnh của các nhà khảo cổ, trong ngày tết Trung Thu trên các mặt trống đồng Ngọc Lũ đã được in lên. Đó là ngày hân hoan chào mừng lễ hội đã vừa thu hoạch mùa, người nông dân được vui chơi tạm nghỉ ngơi sau một mùa vụ thu kết thúc tốt đẹp.
Thời cổ đại người Trung Quốc luôn cho rằng ngày Tết Trung Thu có nguồn gốc từ thời Xuân - Thu. Đất nước Trung Hoa có lẽ bắt đầu từ đồng bằng châu thổ Sông Hồng của Việt Nam và nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa, chào mừng lễ hội mùa vụ thu hoạch thuận lợi, người nông dân được thoải mái nghĩ ngơi sau một mùa vụ thu.
Sử sách thời xưa Trung Quốc còn lưu truyền rằng, vào trong khoảng năm ( 713 - 741 ) hoàng thượng Đường Minh Hoàng đi ngao du khắp nơi tại vườn Ngự Uyển ngay vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, đó là một buổi tối đêm Trung Thu, mặt trăng lung linh tròn soi sáng nhất. Lúc ấy, hoàng thượng Đường Minh Hoàng đã gặp được đạo sĩ là La Công Viễn ( hay cái tên thường gọi Diệp Pháp Thiện ), đạo sĩ rất giỏi về phép thuật giúp hoàng thượng lên cung Trăng. Hoàng Thượng khi về đến cung điện vẫn còn vấn vương không nguôi về cảnh tiên giới nên đã viết ra lời bài hát Khúc Nghệ thường Vũ Y. Hoàng Thượng ra lệnh cứ đến vào ngày rằm tháng 8 (âm lich) người dân phải tổ chức bày tiệc ăn mừng, rước đèn trong đêm cùng vui với vua và Dương Quý Phi Dương Ngọc Hoàng.
Cho nên ngày lễ hội đã được vua hạ chỉ kể từ đó trở về sau, nhân dân chúng thời nhà Đường mở tiệc rầm rộ vào trong đêm Rằm tháng Tám, bên cạnh đó khắp nơi được treo đèn lồng, mọi người thả hoa đăng mong muốn nguyện cầu được sức khoẻ bình an cho vua, trong năm được thuận lợi an lành bình yên viễn mãn.
----------
Các bài viết liên quan
- Tết trung thu là gì? Điểm đặc biệt Tết trung thu ở các nước Châu Á
- Ý nghĩa của bánh trung thu trong ngày tết đoàn viên