Tại sao bánh trung thu bị mốc dù vẫn còn trong bao bì sản phẩm? Rất nhiều người đang muốn tìm được câu giải đáp về vấn đề này. Bài viết sau đây sẽ trả lời cho bạn biết nguyên nhân tại sao bánh trung thu bị mốc và giúp mọi người giải pháp tốt nhất.
Tại sao bánh trung thu bị mốc hư hỏng nhanh chóng
1. Bánh trung thu bị nấm mốc do thành phần nguyên liệu ( bột mì, trứng, thịt, các loại hạt, gia vị,...) qua nhiều quá trình công đoạn chế biến không đảm bảo sạch sẽ an toàn.
2. Hay có khi nguyên liệu không tươi ngon từ khâu lựa chọn đầu vào ban đầu có nguy cơ nhiễm khuẩn như nấm mốc, các loại ký sinh trùng, kháng sinh cấm dùng,...
3. Bên cạnh đó các loại dụng cụ chế biến làm bánh trung thu, cách bảo quản bánh chưa đúng cách, điều kiện nơi chế biến bánh trung thu, có thế kể đến sức khoẻ tình trang người làm bánh đều có thể chứa những tác nhân không đảm bảo vệ sinh an toàn.
4. Bánh trung thu bị mốc có thể mắc phải do phần đóng gói không cẩn thận, bao bì bị dập nát, bị rách.
5. Bánh trung thu quá nhạt (không sử dụng đúng hàm lượng đường) nên dễ bị nấm mốc.
6. Nhân bánh Trung thu dù là nhân đậu xanh, hạt sen hay thập cẩm... đều chứa dầu ăn. Dầu ăn giúp nhân bánh mềm, dẻo mịn. Khi bánh nướng xong, dầu trong nhân sẽ dần ngấm ra ngoài vỏ, nếu bạn cho quá nhiều dầu sẽ làm bánh bị ướt dễ bị nấm mốc gây hư hỏng bánh.
Giải pháp bảo quản bánh trung thu không bị mốc
1. Bạn nên lựa chọn bánh trung thu ở những cửa hàng cơ sở đạt uy tín chất lượng, nên chọn bánh thời hạn mới nhất để chất lượng bánh tốt hơn.
2. Bánh trung thu nên đặt ở vị trí cao cần phải che đậy cẩn thận lại tránh các loại côn trùng, chuột gây ảnh hưởng cho bánh trung thu.
3. Tránh để bánh tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời, cần để nơi sạch sẽ thoáng mát, không để ở nơi nhiệt độ cao. Thời gian bánh nếu ở nhiệt độ phòng để tầm 2 - 3 ngày, tủ lạnh sẽ để được 4 - 7 ngày, nếu sử dụng bánh lâu đến 1 năm cho bánh vào ngăn đá, khi ăn rã đông rồi làm nóng lại.
4. Nguyên liệu nước đường là yếu tố quyết định đến chất lượng của bánh, hỗn hợp nước đường (bao gồm: nước, đường, đường mạch nha, nước cốt chanh, nước tro tàu). Nước đường đạt phải sánh như mật ong và để nước đường càng lâu rồi làm bánh sẽ bảo quản bánh trung thu lâu hơn bởi nếu sử dụng nước đường mới nấu rồi làm bánh thì để 1 - 2 ngày bánh trung thu bị ướt có hơi trên bề mặt có dễ dàng bị mốc nhanh.
5. Công đoạn sên nhân nên cho dầu ăn vào khi nhân vẫn đang còn loãng nhằm để nhân được hoà quyện vào trong dầu ( nếu cho dầu ăn vào công đoạn nhân khô sệt lại chỉ bám ở bên ngoài ), qua quá trình nướng, lớp vỏ bánh dễ dàng hút dầu ẩm bánh trung thu dễ nấm mốc và trong nhân sẽ bị khô dễ tách khỏi vỏ.
6. Trong công đoạn nướng bánh giữa các lần nướng bánh đem ra nên xịt nước phun sương ở dạng vừa phải. Bánh trung thu xịt quá nhiều nước trên bề mặt ẩm không giữ được lâu dài bị hư hỏng do nấm mốc.
7. Quá trình bao bì sản phẩm nên để bánh trung thu thật nguội và lưu ý hút phần không khí ra bên ngoài hoặc sử dụng gói hút ẩm trong bọc bánh.
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề tại sao bánh trung thu bị mốc và hư hỏng nhanh chóng. Nên nhớ sức khoẻ luôn trên hết. Bởi thế bạn cần lựa chọn đúng nơi để có được chiếc bánh trung thu đạt chất lượng, hãy liên hệ đến cửa hàng Bánh Thuận Phong. Chúng tôi chuyên cung cấp các loại bánh trung thu và các loại bánh ngọt khác với tiêu chí luôn đảm bảo sức khoẻ cho mọi người.
----------
Đọc thêm các bài liên quan
- Bánh trung thu handmade để được bao lâu?
- Cách bảo quản bánh trung thu đạt chất lượng
- Các lỗi thường gặp khi làm bánh trung thu và cách khắc phục
- Ăn bánh trung thu hết hạn có sao không? Có gây hại cho sức khoẻ?
- Tại sao bánh trung thu bị nứt sau khi nướng bánh